E : contact@thucanchoca.com | Hotline : 0919 696 168

CALL US:

Kỹ Thuật Sinh Sản và Chăm Sóc Cá Đĩa


KỸ THUẬT SINH SẢN VÀ CHĂM SÓC CÁ ĐĨA

1. CÁCH PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH

  • Để cá Đĩa sinh sản, thường phải nuôi ít nhất 5 con từ nhỏ để sau này chọn được cặp thích hợp. Chúng ta có thể lựa chọn được cặp thích hợp. Chúng ta có thể lựa chọn một cặp hoặc để cho cá bắt cặp thì việc lựa chọn sẽ chính xác hơn. Bình thường, việc phân biệt cá đực, cá cái dựa vào hình thái bên ngoài cũng khó khăn. Thường thì khi được 11-12 tháng tuổi, cá trưởng thành và đã phát triển hoàn thiện về mọi mặt. Cá đẹp, duyên dáng khi bơi lội trong bể nuôi.
  • Vào gia đoạn thành thục sinh dục, cá đực và cá cái biểu lộ 1 số đặc điểm khác nhau. Cá đực thượng có hình dáng to, đầu hơi gù, mắt to, vây bụng xệ xuống, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào trông rất rõ. Mọi hoạt động của cá đực thường hung hăng hơn cá cái. Cá cái thường nhỏ hơn cá đực, mặt nhỏ, phần bụng phía sau vây dưới thẳng theo chiều cong của toàn bộ bụng cá.
  • Khi chuẩn bị cá đẻ thì cá đực và cái cá cái càng phân biệt rõ. ở cá đực, gai sinh dục lồi ra ngắn và chia thành hai thùy nhọn và hơi cong về phía sau. Ở cá cái, gai sinh dục lồi ra dài 3mm, có dạng tù và thẳng theo chiều của bụng. Cũng có người cho rằng cá đực có màu sẫm hơn cá cái (tỉ lên này khoảng 40%).
  • Còn nếu nuôi nhiều cá đực trong đàn thì thường những con thích đánh nhau hoặc chiếm địa vị cao nhất trong đàn là con đực.

2. BẮT GHÉP CẶP SINH SẢN (CHỌN CÁ BỐ MẸ)

  • Chọn những con khỏe to, màu sắc sáng, hoa văn rõ, đặc trưng theo từng giống cá.
  • Giai đoạn bắt cặp xảy ra trong vòng 7 – 10 ngày. Đôi cá này thường kề sát miệng, quẫy mạnh đuôi, đuổi bắt nhau. Tiếp đó chúng bơi sóng đôi, quấn quít bên nhau. Cá đực và cá cái sẽ tự tách riêng ra một góc bể nuôi. Thời gian này nên cho cá ăn: lăng quăng đầu. Chuyển cá bố mẹ sang hồ dành cho cá đẻ.

3. BỐ TRÍ CHO SINH SẢN

  • Chuẩn bị hồ đẻ: cho 100% nước mới, mỗi cặp 1 hồ (100 lít).
  • Đặc biệt oxy rất thấp, sục khí nhiễu từng giọt lên, rất nhẹ. Trong thời gian cá đẻ không dùng máy lọc mà bố trí lọc mút sinh học sẽ có tác dụng làm cho nước trong và ổn định độ pH.
  • Độ pH: 5.8 – 6.4; độ cứng: 4 - 6°dh; nhiệt độ: 26 - 28°C.
  • Bố trí giá thể: gạch nung hình tròn hay tam giác đã được làm sạch. Ta có thể bọc lưới inox cách giá thể 0.5cm để tránh cá mẹ ăn trứng.
  • Tiếp tục sục khí, thay nước hằng ngày và cho cá ăn (lăng quăng, trùng chỉ).

4. QUÁ TRÌNH SINH SẢN

  • Trước khi đẻ một vài ngày, cá có kiện tượng rùng mình, đôi lúc đứng yên một chỗ, cá hay cắn giá thể và rất hung dữ.
  • Càng gần thời điểm đẻ, cá càng tiến gần giá thể. Lúc này cá ít bắt mồi.đến kusc sinh đẻ, đầu cá chúc xuống một góc 45 độ. Vào lúc này gai sinh dục cả cá đực và cá cái lộ rỗ, có thể nhận thấy được, màu sắc cũng tươi đẹp hẳn lên. Chúng lướt lại trên bề mặt giá thể. Sau đó cá cái tiến hành đẻ trứng theo chiều dọc từ dưới lên trên, trứng dính vào mặt phẳng giá thể thành hàng. Cá đực cũng đi theo lộ trình đó tiết tinh để thụ tinh cho trứng, tiếp tục đến khi cá mái không còn đẻ.
  • Trứng đẻ tốt sẽ tập trung thành cụm 2x4cm. Số trứng thường 80 đến 150, đôi khi lên đến 200-300. Sau khi cá thụ tinh khoảng 2 ngày ta bơm Xanhmetylen vào trong giá thể trứng nồng độ 02cc để bảo vệ trứng không bị ô nhiễm không bị mốc.
  • Trứng được thụ tinh có màu trong suốt, còn trứng không thụ tinh trở nên vẩy đục. Sau 24 giờ, trứng thụ tinh đổi sang màu trắng xám. Ở nhiệt độ 30°C, trứng nở trong vòng 55 – 57 giờ, còn ở nhiệt độ 26 - 28°C, trứng sẽ nở sau 65 – 75 giờ. Trong lúc này, cá bố mẹ thay nhau quạt nước thường xuyên để đảm bảo độ thoáng khí cho trứng trắng. Tỷ lệ trứng nở tùy theo điều kiện môi trường từ 60 – 90%.
  • Cần lưu ý là nếu một trong hai con cá không chịu chăm sóc trứng thì ta phải bắt cá ra ngay. Mặt khác, không nên làm cho cá hoảng sợ, cá có thể ngưng đẻ hoặc ăn trứng. Do đó có khi người ta cho cá đẻ ở một nơi yên tĩnh.
  • Ta nên bố trí 1 đèn nhỏ (đèn trái ớt để tránh làm cá hoảng).
  • Thường cá đẹp sinh sản khó và con rất yếu nên đối với những loại cá này sau khi đẻ ta có thẻ đem ổ trứng ấp dú bằng cách gởi một cặp cá khác nuôi hộ. Thường gọi là dú em, (bằng cách này ta có thể đảm bảo sức khỏ cho cá bố mẹ, an toàn cho cá con).

Kỹ thuật ấp dú:

  • Tốt nhất ta nên chọn những cặp cá to, khỏe như: cá Đĩa bông xanh thường, hay cá đĩa da bò vì những loại cá này; có chất nhờn (sữa) rất tốt, và có thể những loại giống khác nhưng phải nuôi con tốt.
  • Đầu tiên ta chọn những cặp cá bông xanh thường, da bò... tự bắt cặp. Cho chúng sinh sản và nuôi con 1 đến 2 lần cho thành thạo. Sau đó ta có thể gửi những ổ trứng của các cặp cá khác cho chúng nuôi hộ.
  • Trường hợp 1: khi đổi ổ trứng cho nhau hai cặp cá phải sinh đúng thời điểm hoặc chỉ được chênh lệch 3-5 ngày. Một cặp cá dú có thể ấp được 2 ổ trứng (nhưng 2 ổ này chỉ chênh lệch từ 1-2 ngày). Khi đổi ổ tốt nhất nên bọc trứng lại. Sau 2 ngày trứng đã nở.
  • Trường hợp đặc biệt: đối với những cá đã có tuổi, đã nuôi con được nhiều bầy ta có thể thí nghiệm bằng cách lúc cá chưa đẻ ta gửi ổ trứng vào cho cá dú tự ấp (trứng phải bọc lại).
  • Một cặp cá đẹp ta nên chuẩn bị 2 cặp cá dú trở lên.

5. CHĂM SÓC CÁ CON

- Quá trình phát triển thành cá bột

  • Sau khi trứng nở thành cá bột, thời gian này ta tăng oxy mạnh lên một chút và tăng pH 1 - 2 để cá có thể bám vào bố mẹ. Cá con nhờ một sợi nhờn ở đầu sẽ bám vào giá thể hay kính của bể. Cá con chưa bơi lội được và sống nhờ chất dự trữ ở túi noãn hoàng ở dưới bụng của nó. Con nào có sức bám dính lâu sẽ sống mạnh hơn, con nào bị rơi xuống sẽ được cá bố mẹ dùng miệng mang về chỗ cũ.
  • Sau 60 giờ, cá con bắt đầu bơi lội tự do. Chúng lội quanh bố mẹ như đám mây màu đen vây kín. Nếu có cá con bơi lội ra xa sẽ bị cá bố mẹ dìu về nhập vào đàn. Các cá con bám vào cơ thể cá bố mẹ và sống nhờ ăn chất nhờn trên mình của cá bố hoặc cá mẹ trong vòng 12 ngày hay hơn. Trong suốt thời gian này, cá bố mẹ vẫn canh giữ cá con rất cẩn thận suốt ngày đêm. Vì vậy, cần tạo ánh sáng về ban đem để cá bố mẹ thấy được mà bảo vệ cá con. Trong lúc này ta có thể thay ít nước trong hồ nhưng phải rất nhẹ tay, tốt nhất là không thay nước (nếu hồ không quá bẩn) vì khi thay nước lúc này cá bố mẹ vẫn có thể xơi cá con.
  • Cá mới nở dài khoảng 1.2-2mm, có vây màu xá, tro và đuôi trong suốt. Một tuần sau cá đã dài 3mm và có hình chùy, miệng cong xuống phía dưới. Sau đó cơ thể cá đẹp dần.
  • Khoảng 18 ngày, cá dài cm, vây luưng và vây bụng màu đen, đã có thể phân biệt được cá theo màu sắc.
  • Khoảng 5-6 tuần cá dài khoảng 2-2.5cm. Lúc này cá có hình dạng như cá trưởng thành nhưng màu sắc chưa thật rõ.
  • Sau ba tháng, cá dài 6-7cm và màu sắc đã thể hiện rõ, nhưng cần phản 5-6 tháng cá mới có màu sắc sặc sỡ của cá trưởng thành.



- Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá thương phẩm:

  • Chăm sóc cá bột 
  • Sau 12 ngày vớt cá con ra một hồ khác đã chuẩn bị trước 2 – 3 ngày. Trong quá trình này nên quan sát thấy con nào yếu về thể chất ta nên tasxh riêng ra và chăm sóc riêng.
  • Chú ý môi trường nước: nhiệt độ: 30-32°C (vì nhiệt độ này kích thích cá tăng trưởng hạn chế sự phát sinh bệnh tật (chênh lệch so với hồ cá bố mẹ trước khi tách không quá 1.5°C, độ chiếu sáng 18 giờ/ngày.
  • Dùng vợt vớt cá con cho vào thau, chuyển qua hồ nuôi cá con đã chuẩn bị như nêu trên.
  • Mật độ thả: 150 – 200 con/hồ 0.5 x 1.2 x 0.45m (khoảng 200 – 220 lít nước).
  • Ngày đầu tiên không chon cá ăn, từ ngày thứ 2 cho ăn trùng chỉ, bo bo non 2-3 lần/ngày. Cho cá ăn đến 18 giờ nếu trời ấm hoặc đến 14 giờ khi trời lạnh, ngưng cho ăn trùng chỉ hoặc thức ăn khác.
  • Sục khí liên tục, vừa phải.
  • Thay nước hằng ngày: dùng ống xiphong hút ra 0.5cm, chân vào 1cm. Trong vòng 1 tuần, chúng ta sẽ nâng nước lên gần 40cm.
  • Khi được 15 ngày (kể từ ngày sang hồ), ta có thể thay từ 10-20cm nước và tăng dần lượng nước thay khi cá lớn. Bắt đầu cho chạy máy lọc từ 10 giờ sáng đến giờ thay nước buổi chiều (5-6 giờ/ngày vào ban ngày).
  • Nếu nhiệt độ dưới 28°C liên tục từ 1-3 ngày ta sẽ dùng sưởi để giuex nhiệt độ cho cá.
  • Đối với cá bột thì diện tích hồ:
    + hồ kính: 0.5m x 0.6m x 0.4m
    + 0.4m x 0.8m x 0.4m
    + 0.5m x 0.7m x 0.4m
  • Chăm sóc cá hương và cá lớn 
  • Size cá 1-2cm (khoảng 2 tuần). Giai đoạn này sau khi tách cha mẹ cá dễ bệnh ta phải kỹ nguồn nước không để nước bị ô nhiễm. Vì vậy thường xuyên bổ sung dung dịch diệt khuẩn tạo môi trường sạch cho cá.
  • Size cá từ 2-3cm (khảng 3-4 tuần tuổi), giai đoạn này cá rất dễ bệnh nên cho cá ăn ít, không nên cho ăn nhiều. Nên cẩn thận ngừa bệnh cho cá.
  • Cá nuôi đạt 3 – 4cm, chúng ta sẽ mang qua hồ khác, mật độ thả thưa hơn (thường sang ra 2 hồ cùng qui cỡ).
  • Cá nuôi đạt 4-5cm, giai đoạn này cá rất háu ăn ta nên cho cá ăn nhiều và thay nước nhiều đề cá phát triển nhanh.
  • Đối với cá 10cm trở lên cá rất châm lớn vì gia đoạn này cá bắt cặp và hay hay đánh nhau nên cá ít ăn. Vì vậy ta thường xuyên thay đổi thức ăn khác nhau để kích thích cá ăn. Có thể trọn vào tim bò chất dẫn dụ để cá bắt mồi ăn nhiều và phát triển to hơn.
  • Chế độ thay nước ngày 1 – 2 lần (sáng 8 – 9 giờ, chiều khoảng 16 -17 giờ). Có thể thay từ 25% đến 90% tùy chất lượng nguồn nước.
  • Nên giữ nhiệt độ nước cao hơn bình thường, vào khoảng 29 -30°C vì ở nhiệt độ này, cá lớn nhanh, tiêu hóa tốt.
  • Về ánh sáng, giữ cho bể có độ chiếu sáng khoảng 18 giờ để có thời gian tìm thức ăn sẽ lớn nhanh, sớm có màu sắc và sớm thành thục, nhưng không nên dùng ánh sáng quá chói chang vì cá đĩa vốn thích nơi râm mát.
  • Cá nuôi phải linh hoạt, thấy bóng dáng người là bơi ra đòi ăn là cá khỏe.
  • Nuôi và chăm sóc cá trong hồ kính.
  • Đối với cá hương thì diện tích hồ:
    + Hồ kính: 1m x 0.5m x 0.4m (thay 50% - 90% tùy theo lượng nước chuẩn bị).
    + Hồ bạt, hồ xi măng: 2m x 4m (thay 1 tuần 1 lần) hay 4m x 8m (thay 2 tuần 1 lần).

- Cá sau khi đẻ

  • Cá sẽ bị trầy và ốm rất dễ bệnh và lây lan cho nên ta phải cách ly sang hồ khác và tăm cá bằng dung dịch thuốc trị nấm, bổ sung thức ăn nhiều chất dinh dưỡng cao như: cá lóc con, tim bò trọn vitamin. Đối với cá không nuôi con có thể sinh sản sau 1 tuần hoặc 10 ngày.

6. CÁCH CHĂM SÓC KHÁC (THAM KHẢO THÊM)

  • Áng sáng: ánh sáng cho cá là ánh sáng bình thường, nếu sử dụng ánh sáng quang học thì cũng vừa đủ để cá phát triển màu sắc. Cần tránh ánh sáng trực tiếp làm rong tảo phát triển nhanh, nước trong bể mau bẩn.
  • Nhiệt độ: kiểm tra nhiệt kế và bộ tăng nhiệt, nên điều chỉnh nhiệt độ: 28-30°C.
  • pH: kiểm tra 2 lần/ ngày, pH thích hợp: 6.5 -6.8. cần chú ý thay nước, pH không chênh lệch quá 0.5-1.
  • Sang cá: trong quá trình nuôi, cứ 1.5-2 tháng sang cá 1 lần, trước khi sang cá cần chuẩn bị nước trước ít nhất 2 ngày ở hồ nuôi mới và sục khí.
  • Khắc phục muối tiêu: sơn phong nền màu trắng (03 mặt trắng và đáy trắng). Bổ sung vitamin (tốt nhất là B12) cho cá và trọn thức ăn màu đỏ cho cá.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn