E : contact@thucanchoca.com | Hotline : 0919 696 168

CALL US:

Hướng dẫn chi tiết về cách nuôi Rùa tai đỏ


Hướng dẫn chi tiết về cách nuôi Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle)

Tìm hiểu rõ về: Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle)
 
Tìm hiểu thêm về: Rùa bụng vàng (Yellow Belly Turtle)Rùa bụng đỏ Florida (Florida Red Bellied Cooter (Florida Redbelly)).
 
Tìm hiểu thêm về: Rùa Chân Đỏ (Red-Footed Tortoises)Rùa chân vàng (Yellow-Footed Tortoise)
 
Tìm hiểu thêm về: Rùa báo đốm (Leopard Tortoise)

 

Tổng quan về Rùa tai đỏ(Red Eared Slider Turtle)
Rùa tai đỏ(Red Eared Slider Turtle) phát triển trên toàn bộ Hoa Kỳ và chúng được tìm thấy ở nhiều nơi khu vực Châu Á và Châu Âu.
Hiện nay, Rùa tai đỏ(Red Eared Slider Turtle) được nuôi làm cảnh phổ biến trên thế giới, xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng 10 năm nay.

Đặc điểm của Rùa tai đỏ
Rùa tai đỏ(Red Eared Slider Turtle) mới sinh chỉ dài khoảng 1 cm khi trưởng thành khoảng 15 cm, chiều dài tối đa khoảng 25 cm (chiều dài này được tính theo độ dài từ điểm đầu của mai đến điểm cuối của mai Rùa). Chúng có thể sống 40 – 70 năm tùy vào môi trường sống.
Rùa tai đỏ(Red Eared Slider Turtle) có ngoại hình khá sặc sỡ với các đường vân bắt mắt. Những có thể già hơn có thể sở hữu chiếc mai màu xám tối hoặc đen cùng vài vết đốm.
Đặc biệt, hai bên đầu của Rùa có hai sọc đỏ rất đặc trưng, giúp chúng ta dễ dàng phân biệt với các loài ầu bản địa.
Vỏ được chia thành 2 phần: mai Rùa và phần dưới bụng (yếm). Trên mai Rùa bao gồm các vảy đốt sống nhô cao ở giữa, các vảy màng phổi nằm xung quanh các vảy đốt sống.
Mai Rùa hình bầu dục và dẹt (đặc biệt ở Rùa đực) và các đường vân rõ rệt hơn ở con chưa trưởng thành.
Màu sắc của mai Rùa thay đổi tùy theo tuổi của Rùa, thường có một nền màu xanh lá cây đạm với các dấu hiệu sáng và tối, rất khác nhau.
Ở những con Rùa non hoặc mới nở, nó có màu xanh lá cây và hơi sẫm hơn khi một con Rùa già đi, cho đến khi nó có màu xanh rất đậm, và sau đó chuyển sang màu giữa nâu và xanh ô liu.
Phần yếm luôn có màu vàng nhạt với các dấu màu tối, được ghép nối, không đều ở giữa yếm.

Đặc tính của Rùa tai đỏ (hãy nuôi chúng để bạn có thể nhận ra điều này rõ ràng hơn)
Loài Rùa này không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể một cách độc lập, chúng hòan toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Đó là ly do Rùa cần tắm nắng thường xuyên để làm ấm bản thân và duy trì nhiệt độ cơ thể.
Lưỡi không di động nên chúng chỉ có thể nuốt thức ăn khi ở dưới nước.
Con đực quyến rũ con cái bằng cách bơi ngược trước mặt và rung cặp móng chân trước.

Phân biệt giới tính Rùa tai đỏ
Với Rùa tai đỏ từ 3 tuổi trở lên, giới tính của chúng có thể được phân biệt dựa trên hình thái của móng chân trước và phần đuôi.
Con đực có móng chân trước dài và sắc nhọn trong khi móng chân trước của con cái lại ngắn và tròn hơn. Ngoài ra đuôi của con đực dài và dày hơn so với đuôi của con cái.
Ngoài ra còn phân biệt con đực dựa vào phần bụng hơi lỏm.

Cách nuôi Rùa tai đỏ

  • Bể nuôi

Rùa tai đỏ(Red Eared Slider Turtle) dễ dàng sống trong điều kiện nuôi nhốt với hồ có độ sâu vừa phải.
Bể nuôi Rùa tai đỏ có thể là hộp nhựa hoặc bể bằng kính có nắp đậy bằng lưới hoặc nắp thoáng khí. Vật liệu bằng nhựa hoặc kính sẽ tạo lớp đáy bể tốt, vì nhựa sẽ không làm mài mòn phần bụng của Rùa, làm giảm nguy cơ thối và nấm vỏ.

  • Ánh sáng

Về cơ bản, Rùa cần cả ánh sáng UV-A và UV-B. Nó cần UV-A để giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và tâm trạng của nó, nó cần UV-B để sản xuất vitamin D3. Nếu không có loại vitamin này, Rùa sẽ trở nên yếu ớt, có thể chúng sẽ chết.
UV-A rất dễ tạo ra, có thể là ánh sáng sáng tự nhiên, và hơn nữa nếu bạn có đèn UV-B, thì cũng sẽ phát ra tia UV-A. Nhưng nếu bạn có đèn UV-A thì không thể phát ra tia UV-B.
Rùa cần một khu vực phơi nắng trong môi trường sống của chúng, nơi chúng có thể hoàn toàn ra khỏi nước và nằm dưới ánh sáng.
Rùa tai đỏ(Red Eared Slider Turtle) thực sự phát triển mạnh với nhiệt độ phơi 27-32oC. Quá nóng chúng sẽ không bắt nắng (và do đó sẽ không nhận được tia UV-B lành mạnh). Quá lạnh sẽ làm cho chúng bị ốm.
Bạn có thể sử dụng bóng đèn sợi đốt thông thường cho Rùa tai đỏ(Red Eared Slider Turtle).
Nếu bạn sống ở một nơi nào đó lạnh hơn một chút, có thể rất khó để đạt được nhiệt độ nền từ 27-32oC chỉ với một bóng đèn UV-B. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nếu bạn không thể tăng nhiệt độ nền lên ít nhất 27oC, hãy cân nhắc sử dụng đèn phát nhiệt halogen, gốm hoặc thậm chí là bóng đèn thông thường để sưởi ấm hơn.
Một con Rùa của bạn sẽ nhận được rất nhiều tia UV-B dưới ánh nắng mặt trời hơn so với dưới bóng đèn tạp ra tia UV-B. Phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 10 phút đến 60 phút tương đương với 12 giờ bên dưới bóng đèn UV-B.
Có một số điều bạn cần chú ý khi quyết đinh mang chú Rùa của mình đặt ngoài trời đẻ hấp thụ ánh nắng mặt trời:
+ Đưa Rùa ra ngoài có thể khiến nó bị những kẻ săn mồi tiềm tàng. Rùa biển là con mồi dễ dàng cho một số loài chi,, mèo, cáo,..v..v..
+ Trong những thời điểm nhất định của năm, điều này không khả thi do nhiệt độ thấp. Giả sử như bạn đang ở Minnesota trong tuần đầu tiên của tháng Giêng, có lẽ không phải là một ý towrng tuyệt vời để đưa Rùa của bạn ra ngoài trời. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Bạn chắc chắn không cần phải bật đèn suốt đem. Tuy nhiên, có thể cung cấp một nguồn nhiệt. Đặc biệt là đối với những nơi nhiệt độ xuống khá thấp vào ban đêm. Nếu nhiệt độ không khí giảm xuống mức 10oC thì nên bổ sung một nguồn nhiệt.
Lưu ý:
+ Cố gắng để nhiệt độ nền từ 27-32oC
+ Nếu nhiệt độ quá nóng, bạn sẽ dễ nhận biết vì Rùa của bạn sẽ tránh chỗ phơi nắng. Nó cũng có thể chỉ ở dưới ánh sáng của bạn trong một ít phút trước khi xuống nước trở lại.
+ Nếu bạn có thểm hãy cố gắng kiểm tra nhiệt độ của bề mặt chất nền.
Nếu bạn không có nhiệt kế để kiểm tra, hãy ước lượng khoảng cách tốt nhất có thể giwuax điểm chiếu sáng và bóng đèn UV-B của bạn.

  • Chế độ ăn của Rùa tai đỏ

Thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Chúng. Đây là điều tạo nên sự khác biệt giữa Rùa cảnh và Rùa hoang dã.
Những cúng Rùa được cho ăn uống lành mạnh, được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, protein (dễ, cá, ốc sên, giun đất, trứng luộc) sẽ làm cho Rùa sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.
Đối với Rùa dưới 1 tuổi, cho ăn thức ăn viên hằng ngày, lượng thức ăn phù hợp với đầu của chúng và rau mỗi ngày.
Đối với Rùa từ 1 năm trở lên, cho ăn tối đa ngày cách ngày (lượng thức ăn sẽ tăng lên theo kích thước đầu), với rau mỗi ngày
Rau: Khi chúng lớn lên, chế độ ăn của chúng thay đổi sang trái cây và rau quả. Rùa bị thu hút bởi những loại trái cây có màu sắc rực rỡ như cà rốt, cà chua, dây, chuối, nho, đu đủ, xoài.. Các loại rau bao gồm ngô, đậu, khoai lang, cà rốt, rau cải thìa, cải xoăn, rau bina, rau diếp… Một số cây trồng nước như Anacharis, cây bông súng, bào tấm, lục bình, Hornwort,…Hãy nhớ rằng tất cả đều cần được rửa kỹ trước khi cho Rùa ăn để tránh bệnh cho Rùa.
Thuốc bổ sung: vitamin A để tốt cho mắt của Rùa (như các loại rau lá xanh, cà rốt, bí đao, dầu gan cá), D3 và canxi (xương mực, bụi canxi, khối canxi). Chỉ cho Rùa bổ sung nếu bạn không thể cung cấp thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng đó. Cung cấp cho Rùa những thứ này sẽ làm cho Rùa lớn nhanh và đạt kích thước tối đa nhanh hơn so với một con Rùa phải vật lộn để kiếm thức ăn. Nhưng đừng cung cấp nhiều chỉ cần là vừa đủ, nếu quá nhiều chúng sẽ phản tác dụng và có thể gây ra bệnh cho Rùa (cung cấp nhiều protein làm cho Rùa bị dị ứng).#

Truy cập: Thức ăn cho Rùa để hiểu kỹ hơn về chế độ ăn&uống của Rùa nhé!

  • Vệ sinh mai Rùa

Nếu Rùa sóng trong một môi trường sống đúng thì việc vệ sinh mai Rùa thường xuyên là điều không cần thiết. Tuy nhiên, có sẽ có lúc bạn phải làm điều này cho chúng.
Ngoại trừ trường hợp là Rùa bị dính bùn đất khi tung tăng đi chơi ngoài bể thì mai Rùa cần làm sạch bởi 3 lý do sau: Bể có nước cứng, Bể có quá nhiều tảo, Rùa bị thối mai hoặc nhiễm nấm.
+ Cách làm sạch vết nước cứng trên mai Rùa: khá dễ dàng để biết liệu nước có cứng hay không. Mai Rùa của bạn sẽ trong hơi xỉn màu và sẽ bị bao phủ bởi lớp phấn hoặc bụi trắng mịn khi nó khô.

Cách làm sạch mai:

  • Lấy một cái bát đổ vào đó một vài cốc nước cất
  • Đổi một vài muỗng canh giấm táo vào bát và dùng một bàn chải đánh răng cũ, lông mềm trộn đều.
  • Sau khi Rùa khô hoàn toàn, dùng bàn chải nhứng vào hỗn hợp và chải nhẹ mai Rùa.
  • Chải nhẹ mai rùa trong vòng 1 đến 2 phút, đảm bảo bạn cạo hết các phần của mai.
  • Để Rùa khô và sau đó đặt nó trở lại bể của bạn.

Tuy nhiên, nước cứng trong bể của bạn cần được xử lý, bạn nên thay dần dần nước để môi trường sống sinh học tự nhiên của bệ trong khoảng thời gian dài không bị xáo trộn. Bạn có thể thực hiện một trong hai điều này:

  • Tạm thời cho Rùa vào thùng hoặc hộp an toàn bên ngoài và sử dụng chất làm mềm nước để loại bỏ các khoáng chất.
  • Khi bạn thay bể hàng tuần, hãy sử dụng nước cất thay vì bất cứ thứ gì bạn đang sử dụng.

Hãy thực hiện để mai Rùa của bạn luôn sạch sẽ và bóng bẩy về sau.

+ Cách làm sạch tảo mai Rùa: Nếu một chút tảo nhỏ xuất hiện trên mai Rùa và các đồ đạc trong bể là chuyện hết sức bình thường, nhưng đôi khi chúng xuất hiện lại là một vấn đề lớn. Có 2 loại tảo, một trong số đó thực sự xấu:

  • Loại tảo dài, nhiều sợi, nhầy nhụa.
  • Tảo xanh, xốp, dạng thảm.

Nếu loại tảo dài, nhiều sợi, nhầy nhụa xuất hiện thì đây là một dấu hiện xấu, chúng báo hiệu rằng:

  • Nhiệt độ nước quá nóng hoặc có thể quá lạnh.
  • Hệ thống lọc nước không đủ mạnh.
  • Chu kỳ sinh học của nước trong bể bị tắt.

Sự phát triển của tảo, nếu không được chăm sóc, có thể dẫn đến nhiễm trùng vở và thậm chí thối vỏ, cả hai đều có thể gây tử vong.
Cách khắc phục:

  • Quét sạch những lớp tảo nhầy nhụa, ghê tởm trên mai Rùa.
  • Đặt Rùa vào bồn rửa và mở nước ấm.
  • Để nước chảy qua nó
  • Lấy bàn chải đánh răng cũ, mền và nhẹ quét lại rong rêu. Rùa sẽ không thích điều này và sẽ muốn bỏ chạy. Hãy giữ Rùa và chà nhẹ vỏ không quá 2 phút
  • Vệ sinh lại bồn rửa (nơi rửa Rùa) để an toàn khỏi vi khuẩn salmonella.
  • Để Rùa ở nơi khô ở nơi an toàn.

Tiếp theo bạn phải làm sạch tảo trong bể:

  • Đảo bảo nhiệt độ của nước từ 24-30oC.
  • Đảm bảo rằng nhiệt độ khu vực trong khoảng 27-35oC.
  • Hãy chắc chắn rằng bộ lọc nước của bạn đủ mạnh để xử lý tất cả nước trong bể. Do Rùa thải một lượng chất thải khủng khiếp, nên cần trang bị bộ lọc lớn.

Nước chuyển động có tác dụng hạn chế và loại bỏ tảo khỏi bể của bạn.
Nếu bạn đã làm tất cả những điều trên mà vẫn gặp vấn đề với tảo, hãy cân nhắc chuyển bể của bạn nếu nó ở trực tiếp hoặc dưới bất kỳ ánh sáng mặt trời nào. Ánh sáng mặt trời hỗ trợ và tăng tốc độ phát triển của tảo, do đó, loại bỏ nó như một nguồn phát triển sẽ giúp kiểm soát tảo.
Bạn cũng có thể thêm 1 ít muối vào bể 1 lần 1 tuần. Điều này sẽ không làm tổn thương Rùa của bạn và cũng sẽ giúp kiểm soát tảo của bạn.

+ Cách làm sạch vỏ Rùa bị thối: cả thối và nhiễm nấm đều là kết quả của việc sống trong điều kiện môi trường sống không tốt một thời gian dài.
Triệu chứng:

  • Bệnh thối vỏ về cơ bản là một bệnh nhiễm nấm trên vỏ và thường là do ánh sáng kém, nhiệt độ nước kém và điều kiện môi trường sống kém.
  • Bệnh thối vỏ ở giai đoạn đầu thường sẽ xuất hiện dưới dạng các mảng trắng trên vỏ. Nó cũng có thể trong giống như các vết lõm. Phần bị nhiễm bệnh thường mềm khi chạm vào, và trong trường hợp nghiêm trọng, bạn thực sự có thể bắt đầu nhìn thấy các mảnh thịt.
  • Nhiễm nấm da có thể trong giống nhau và thường giống như các mảng trắng. Da Rùa sáng và bất kỳ màu nào cũng rất nổi bật. Nếu màu bị xỉn hoặc xám là dấu hiệu của chế độ ăn uống không tốt hoặc bị nhiễm nấm.

Điều trị thối vỏ và nhiễm nấm:

  • Đảm bảo rầng Rùa hoàn toàn khô ráo
  • Sử dụng Q-tip, nhúng vào dung dịch iot haowjc betadine, sau đó bôi lên bất kỳ vùng da nào bị nhiễm bệnh của Rùa.
  • Đừng để iot hoặc betadine nào vào mắt, tai hoặc miệng của Rùa.
  • Sau khi bạn đã xử lý tất cả các khu vực bị nhiễm bệnh, hãy đặt Rùa của bạn vào thùng hoặc bể dự phòng. Đảm bảo rằng bạn đã thiết lập đèn UV ở đó. Để Rùa của bạn ngâm mình trong tia cực tím trong vài giờ.
  • Không nên nuôi Rùa trong nước suốt cả ngày, tuy nhiên, bạn vẫn nên đặt Rùa vào bể cá khoảng 1 giờ, để nó không bị mất nước. Nếu Rùa của bạn bị thối mai, hãy đặt nó vào một bể không có nước khoảng 1 ngày.
  • Làm như vật hàng ngày cho đến khi hết hẳn bệnh nhiễm nấm và thối vỏ.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn