E : contact@thucanchoca.com | Hotline : 0919 696 168

CALL US:

Cá Vàng Ranchu


Những đặc điểm của cá vàng Ranchu
Để chăm sóc chúng tốt nhất cần phải tìm hiểu rõ về những đặc điểm của chúng sau đây:

  • Nguồn gốc cá vàng Ranchu (cá vàng Lan Thọ)

Cá vàng Ranchu là một giống cá vàng có nguồn gốc xuất xứ đến từ đất nước mặt trời mọc – đất nước Nhật Bản. Những chú cá vàng Ranchu được lai tạo và phát triển từ thời vua Minh Trị (1870-1885).
Cá vàng Ranchu là kết quả của sự nhân giống từ dòng cá chép đầu sư tử của đất nước Trung Quốc (gọi là cá vàng sư tử)
Ngày nay, những chú cá vàng Ranchu đã được nhân giống rộng

  • Đặc điểm nhận dạng cá vàng Ranchu

Hình dạng: hình dạng chung của ranchu rất quan trọng. Cần phải có sự cân đối giữa phần đầu, thân và đuôi. Ranchu phải có khả năng bơi lội mạnh khỏe và khoan thai, cử động phải nhẹ nhàng và duyên dáng.
Đầu: đầu nên dài, rộng và vuông. Hộp sọ phải to. Khoảng cách giữa hai mắt càng rộng càng tốt. Mắt nên nhỏ và nằm đúng vị trí; không được quá cao hay quá xa về phía trước. Phần mũ hay bướu trên đầu phải thật dày. Nhờ phần bướu mà đầu cá trông sẽ vuông vức. Một con cá ranchu chất lượng phải có bướu phát triển khắp trên đầu, trên cả mang và vùng xung quanh mắt.
Thân: lưng phải thật rộng. Cá ranchu không được có vây lưng. Vảy trên lưng phải nhỏ và đều. Khi nhìn từ bên hông, viền lưng bắt đầu từ sau bướu cho đến gốc đuôi, phải cong một cách hoàn hảo. Phần cuối của lưng phải thật dốc gọi là sesagali. Đây là một đặc điểm rất quan trọng ở cá ranchu. Ranchu với lưng dài sẽ có sesagali thuôn; ranchu với lưng ngắn sẽ có sesagali thật dốc. Đuôi và gốc đuôi tạo tành một góc 45 độ.
Bụng nên cân đối hai bên.
Gốc đuôi là phần nối giữa đuôi và thân. Gốc đuôi càng rộng và to thì càng tốt. Gốc đuôi không nên quá dài hay quá ngắn. Đây là điểm rất quan trọng khi đánh giá ranchu.
Vảy nên nhỏ và đều.
Vây: vây ngực, vây bụng và vây hậu môn phải nhỏ. Cá ranchu có 1 hay 2 vây hậu môn. Hai vây hậu môn là lý tưởng nhưng một vây không bị xem là lỗi. Vây hậu môn không được nhô ra khi quan sát từ bên trên.
Màu sắc: cá ranchu có các màu sau đây:
– Toàn thân và đuôi có màu đỏ đậm.
– Toàn thân và đuôi có màu cam ửng đỏ.
– Hai màu đỏ và trắng.
– Hai màu cam ửng đỏ và trắng.
– Vảy đỏ viền trắng.
– Trắng.

  • Đặc điểm sinh học của cá vàng ranchu

Cá vàng Ranchu có vẻ ngoài rất ấn tượng và đẹp, sở hữu màu sắc sặc sỡ và thân hình rất dễ dàng nhận biết được so với các loài cá vàng khác.
Nhờ sở hữu vẻ đẹp ấn tượng và rất nổi bật nên cá vàng Ranchu còn được gọi là “vua của các loại cá vàng”. Vì thế chúng được rất nhiều người săn đón và chọn mua.
Hiện nay, cá vàng Ranchu được chọn để nuôi dưỡng và tiếp tục nhân giống ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhất là các nước Châu Á.
Đặc điểm sinh học của cá cũng tương đối giống với các dòng cá vàng không có vây lưng khác như là:
+ Chiều dài cá 12- 15cm
+ Ăn tạp
+ Nhiệt độ nước hoạt động phát triển tốt trong khoảng 19 – 28 độ C
+ PH sống tốt trong môi trường PH 6- 8
+ Hình thức sinh sản đẻ trứng

  • Cá Ranchu sinh sản thế nào?

Cá Ranchu là loài sinh sản theo hình thức đẻ trứng. Nếu được nuôi ở các bể lớn hay các trại cá, bạn có thể thấy cá đực và cá cái sẽ tự bắt cặp với nhau, hoặc những người chủ trại có thể ghép cặp cá theo sở thích của mình.
Tới mùa sinh sản, phần bụng của cá cái phình ra thấy rõ. Đây chính là thời điểm cá đực sẽ có hành động rượt đuổi, ép cá cái vào trong các thành bể để thực hiện đẻ trứng.
Thời điểm này, cá đực sẽ liên tục có những hành động như: Bơi vòng quanh cá cái; húc, chèn phần đuôi sau vào bụng cá cái; ép cá cái vào các thành bể, chướng ngại vật,… để đẩy trứng từ bụng cá cái ra ngoài.
Sau đó, cá đực sẽ thực hiện hành động tưới tinh trùng lên số trứng mà cá cái vừa đẻ.
Với mỗi 1 lần sinh sản, cá cái thường đẻ từ 900 đến 1000 trứng, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trứng xuất hiện ở các khu vực như thành bể, rễ bèo, hốc đá,…

  • Cách nuôi cá vàng Ranchu lên đầu đẹp

Cách nuôi cá vàng lan chu hay cá vàng Ranchu mau lớn tương đối dễ. Kể cả những người không có nhiều thời gian cũng có thể nuôi được cá vàng Ranchu.
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một vài kinh nghiệm và mẹo để nuôi cá Ranchu khỏe không bị bệnh.

  • Cá Ranchu ăn gì?

Cá Ranchu là một dòng cá ăn tạp, chế độ dinh dưỡng của chúng không phải mối lo ngại đối với các bạn.
Thông thường, những người nuôi cá Ranchu thường mua những hộp thức ăn khô dạng viên hoặc dạng mảnh về cho chúng ăn.
Nên chọn loại thức ăn dạng viên có kích thước thật nhỏ, thời gian để thức ăn chìm xuống đáy bể sẽ lâu hơn .
Như vậy, cá có thể dễ dàng ăn. Chỉ nên cho cá ăn với lượng thức ăn vừa phải, không nên cho quá nhiều thức ăn.
Thứ nhất, nếu cá ăn nhiều sẽ dẫn đến hỏng hệ tiêu hóa.
Thứ 2, nếu thức ăn thừa quá nhiều sẽ làm ô nhiễm môi trường nuôi cá và hút hết oxi để cá thở.
Số lần cho ăn: một ngày chỉ nên cho cá ăn 2 bữa, 1 bữa vào sáng sớm và một bữa vào đầu giờ chiều. Lưu ý, sau 5h chiều thì không nên cho cá ăn.
Theo như kinh nghiệm của những người chuyên nuôi cá cảnh Ranchu, các bạn nên cho cá ăn thức ăn dạng khô bán ngoài tiệm cá cảnh.
Nếu cho cá ăn thêm thức ăn sống thì phải đảm bảo độ tiệt trùng của thức ăn, tránh các bệnh lây nhiễm vào cá.

  • Bể nuôi cá vàng Ranchu

Cá vàng Ranchu là loài rất ít khi mắc bệnh, tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng các bạn cũng nên để ý những điều sau:
Thay nước cho bể cá: bất cứ một loài động vật, loài cá nào không ngoại trừ loài cá vàng Ranchu đều cần có một môi trường sống sạch sẽ.
Nếu như đảm bảo được môi trường nước luôn được sạch sẽ, những chú cá vàng Ranchu của các bạn sẽ không bị các chứng bệnh như nấm vẩy, nấm đuôi….
Bạn nên thường xuyên thay nước cho cá, một tuần nên thực hiện từ 3 – 4 lần.
Lưu ý, nếu gia đình bạn sử dụng nước máy thì nên để lắng hết khí cl2 rồi hãy cho vào bể cá (nếu nồng độ khí cl2 trong nước còn quá cao thì cá rất dễ bị ngạt khí và chết).

  • Cách phòng bệnh cho cá Ranchu Lan Thọ

Trong quá trình nuôi cá vàng Ranchu chúng có thể mắc các chứng bệnh như: bệnh nấm, bệnh thối mang, bệnh thối vây, bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng mỏ neo….
Cách tốt nhất để phòng các bệnh này chính là luôn giữ cho nguồn nước được trong sạch, bên cạnh đó bổ sung thêm cây thủy sinh để lọc khí ở trong nước.
Ngoài ra, trong chế độ ăn của cá các bạn nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như chất đạm và chất xơ để cá có thể sản sinh ra đủ đề kháng để trống lại bệnh tật.
Lưu ý, nếu như trong bể đã có sẵn cá mà bạn muốn nuôi thêm những chú cá mới các bạn nên nuôi cá mới ở bên ngoài khoảng 2 – 3 hôm, nếu khỏe mạnh thì mới được cho vào bên trong bể.
Sau khi cho cá mới vào trong bể thì bạn nên cho thêm một chút nước muối, xanh metylen  hoặc một số loại thuốc sát khuẩn.
Khi nuôi cá vàng Ranchu bạn nên quan sát ánh mắt của chúng, nếu ánh mắt thường xuyên lờ đờ và cá ít bơi thì có thể những chú cá vàng của bạn đang mắc chứng bệnh đốm trắng hoặc nấm.
Nếu trường hợp bệnh này xảy ra, các bạn nên ra các hàng cá cảnh để mua thuốc chữa nấm về hòa ra một chiếc chén nhỏ rồi đổ vào bể cá.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn