E : contact@thucanchoca.com | Hotline : 0919 696 168

CALL US:

Quá Trình Sinh Sản của Cá Xiêm


Cá Betta là loài động vật sở hữu tập tính sinh sản rất độc đáo, với vũ điệu tán tỉnh tuyệt đẹp, cách làm tổ lạ đời và cả quá trình ấp trứng đầy thú vị!
Bước 1: Chọn cá Bố Mẹ
Cá Xiêm gây giống tốt nhất lúc còn non, nếu bạn tìm được một người gây giống cá uy tín để mua cặp cá Giống thì bạn sẽ rất dễ thành công.
Cặp cá phải có cùng kích thước, phải là dòng thuần (không lai tạo cận huyết thống)Cá trống phải sung và nhả nhiều bọt, không bệnh tật (có đủ các tiêu chuẩn cần thiết về thân, vây)
Cá mái phải căng trứng, bụng tròn, có màu vàng của trứng và có mụn trắng ở hậu môn.
Cá con sinh ra sẽ giống cá mái nhiều hơn cá trống nên cá mái quyết định về chất lượng đàn cá con.

Bước 2: Chuẩn bị cho việc gây giống
Để có làm quen với bể: để có Xiêm quen với môi trường nước vài tháng trước khi bắt đầu gây giống. Thời gian để cá đực sinh sản tốt nhất là không quá 14 tháng.
Thiết lập bể gây giống: bể có dung tích khoảng 19-38 lít, đổ nước cao khoảng 13-15cm và có trang bị vách ngăn chia tháo lắp được, chỗ để ẩn thân, máy lọc điều chỉnh được, thiết bị cấp nhiệt đặt ở nhiệt độ 27℃. Nên đặt bể ở nơi yên tĩnh ít có sự sao lãng.
Cho cá nhận biết nhau: để cặp cá nhận biết nhau là yếu tố cần thiết trước khi thả chúng vào chung một bể cá để giảm thiểu nguy cơ gây thương tích cho nhau. Vì vậy, bạn hãy thả chúng vào hai bên của bể gây giống đã được ngăn cách.
Quan sát biểu hiện của cá: Quan sát cặp cá Xiêm để xem chúng có vẻ thích nhau không. Cá đực sẽ bơi vòng quanh, phô bày những chiếc vây của mình, phồng mang và thường thể hiện bản thân. Con cái sẽ xuất hiện những đường thẳng trên cơ thể và sẽ hướng đầu xuống một cách phục tùng. Thể hiện một chút hung hăng là điều bình thường, nhưng nếu chúng phồng mang và tấn công lẫn nhau dù có vách ngăn, thì đừng cho chúng vào chung một bể. Thay vào đó, thì tốt nhất là tách riêng hai con cá ra và thử lại sau, hoặc thử với một cặp cá Xiêm khác. Thỉnh thoảng cá Xiêm sẽ đánh nhau vậy nên tốt hơn là bạn dành chút thời gian để quan sát và chờ đợi thời cơ thích hợp.
Chuẩn bị thức ăn cho cá Bố Mẹ và cả cá con

  • Đối với cá Bố Mẹ: chuẩn bị thức ăn tươi sống như: ấu trùng tôm biển hoặc trùn chỉ. Nếu không có thức ăn tươi sống bạn có thể tìm mua thức ăn sống đông lạnh.
  • Đối với cá con: Trùn cám là lựa chọn tốt nhất cho cá Xiêm con ngoài ra còn có trùn cỏ và ấu trùng tôm biển. Chỉ cho cá con ăn lượng vừa đủ để không xảy ra tình trạng rối loạn bong bóng cá khi bơi.

Bước 3: Gây giống
Trong sinh sản cá đực cũng làm tổ bọt để sinh sản với cá cái một khi chúng xuất hiện. Cũng giống như khi đánh nhau với cá đực khác, con đực cũng thực hiện hành vi “phùng mang”, “giương vây” trước cá cái nhưng có một chút khác biệt so với chiến đấu, nó bơi lượn liên tục với vây xoè rộng để phô bày vẻ đẹp để hấp dẫn con cái. Cá cái thường giương vây hưởng ứng và mặc dù hành vi của cá đực có thể biến thành bạo lực bằng việc cá đực rượt cắn con cái. Nhưng một khi được con cái chấp nhận, cá betta sẽ giao phối với nhau theo một cách độc đáo được gọi là quấn hay ép vào nhau vì thế người ta hay gọi là ép cá là vậy, ngoài ra người ta còn dùng từ “cản cá” cũng là để nói đến việc ép cá của người chơi cá đá hay cá xiêm đá, cá xiêm chiến đấu, cá chọi (nghĩa là cho 2 con cá betta đực chiến đấu với nhau)


Trước khi tiến hành giao phối, cá đực sẽ tiến hành vũ điệu ve vãn cá cái, con đực sẽ lượn lờ quanh con cái, áp sát thân mình vào sát cá cái. Khi giao phối con đực quấn vào con cái ép chặt lại, mỗi ần như vậy con cái sẽ sinh ra một số lượng trứng nhất định, ngay lập tức con đực sẽ phóng tinh trùng của mình vào mỗi quả trứng. Trứng sau khi thụ tinh sẽ rơi xuống, con đực sẽ lặn xuống và nhặt từng quả trứng, ngậm trong miệng và phun lên tổ bọt khí oxy đã tạo trước đó. Nếu có quả trứng nào bị rơi xuống nước vì bọt khí vỡ cá xiêm đực sẽ cẩn thận ngậm nhặt lại và cho vào một bọt khí mới. Theo quan sát nhiều trường hợp cá cái siêng năng phụ cá đực nhặt trứng phun lên tổ bọt và điều này đương nhiên được con đực chấp nhận. Công việc lập đi lập lại như vậy cho đến khi cá cái không còn đẻ trứng nữa (mặc dù cá cái vẫn còn trứng).
Sau đó nên bắt cá cái ra khỏi nơi, bời vì việc này sẽ ngăn chặn việc cá cái sẽ ăn trứng hơn nữa là bảo vệ con cái trước con đực. Một khi đã hoàn thành nhiệm vụ sinh sản cá đực sẽ tiến hành xua đuổi, rượt cắn cá cái ra khỏi khu vực tổ bọt để ngăn ngừa. Biết làm sao được khi tạo hóa đã chỉ định chỉ con đực mới có nhiệm vụ trông coi và chăm sóc trứng. Vì thế nên bắt cá cái ra, trước khi trứng nở để ngăn ngừa cái miệng háu ăn bất chấp của cá cái, còn con đực vốn đã rất mệt mỏi trước đó nên không thể kiểm soát và bảo vệ được đàn con.

Bước 4: Chăm sóc cá con
Trứng được ấp trong trong tổ bọt từ 1,5 ngày – 2 ngày, khoảng 3-4 ngày sau sẽ nở hết. Con đực vẫn chăm sóc đàn con sau khi nở 2 ngày cho đến khi chúng tự bơi được. Cũng như chăm sóc trứng, trong thời gian này nếu có một con cá bột (cá con mới nở) bị chìm xuống dưới đáy, cá đực sẽ ngậm nó lên đặt lại vào tổ bọt khí. Khi cá đực không còn tạo bọt khí mới (tổ bọt rã ra), cá đực không còn nhặt cá con tha về tổ bọt nữa thì ta nên bắt cá đực ra để tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng cá con vừa là đảm bảo được sự phát triển của cá con vừa là để cá đực hồi phục sức khỏe.
Cho cá con ăn. Ngay khi bạn tách cá đực ra, cho cá con ăn một lượng nhỏ trùn cám sống. Cho ăn hai lần một ngày, và để ý kỹ xem chúng ăn hết bao nhiêu. Nếu trùn cám vẫn còn khi đến lần cho ăn tiếp theo, thì bạn có thể bỏ qua bữa đó vì đàn cá con vẫn còn thức ăn. Nếu bạn thấy nhiều trùn cám chết, thì bạn đang cho ăn quá nhiều, cắt bớt khẩu phần tùy theo tình hình. 

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn