E : contact@thucanchoca.com | Hotline : 0919 696 168

CALL US:

Tìm hiểu về bệnh và trị bệnh của cá Rồng


Ngoài các công việc cho ăn, thay nước và chăm sóc cá hằng ngày, khi nuôi cá cần phải biết cách phòng và chữa trị các bệnh thông thường ở cá Rồng. Cần phải thường xuyên theo dõi và quan sát các biểu hiện của cá, khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường thì phải tiến hành kiểm tra nhằm sớm phát hiện bệnh để có cách điều trị kịp thời.

Các tác nhân gây bệnh cho cá Rồng
- Môi trường trong bể bị ô nhiễm, hoặc nhiệt độ pH thay đổi đột ngột..
- Thức ăn tươi sống không đảm bảo vệ sinh, chức mầm móng bệnh như ký sinh trùng, vi khuẩn,...
- Ngoài ra còn cá một số trường hợp bất thường khác có thể làm cá bị tổn thương và sau đó nhiễm bệnh:
  + Dùng vợt không cẩn thận
  + Cá bị tổn thương do điện giật
  + Cá bị tổn thương đầu: do nhảy lên đớp mồi, va chạm vào thành bể, nắp đậy và làm cho đầu bị tổn thương
  + Cá bị tổn thương do phóng ra khỏi bể: do không có nắp đậy
  + Cá bị nghẹt cổ do nuốt thức ăn quá lớn: do thức ăn có kích cỡ quá lớn do với miệng cá đặt biệt là thức ăn nguyên con làm cho cá bị nghẹt cổ và gây tổn thương, có thể gây tử vong


 

Phòng bệnh cho cá Rồng
- Giữ môi trường nước luôn luôn trong sạch, nhiêt độ và độ pH luôn luôn ổn định.
- Vào mùa lạnh nên cho cá ăn ít, không nên cho cá ăn gấn lúc tối (lúc này trời bắt đầu lạnh, nhiệt độ hạ thấp là cá tiêu hóa không tốt dẫn đến dễ bị nhiễm bệnh đường ruột)
- Bảo đảm vệ sinh các thức ăn tươi sống
- Sau khi cho ăn xong phải lấy ra hết toàn bộ thức ăn thừa trong bể cá ra, để khỏi phải gây ô nhiễm môi trường nước

Cá dấu hiệu nhận biết cá bị bệnh
- Màu sắc nhợt nhạt
- Cá cọ xát thân mình liên tục vào các trong bể hoặc thành bể → dấu hiệu nghi ngờ cá bị nhiễm ký sinh trùng
- Cá ngáp nước liên tục: do môi trường nước bị ô nhiễm nặng, gặp trường hợp này thay nước ngay nếu ko cá sẽ chết
- Cá bộ phận vây co lại: đây là dấu hiệu đầu tiên của cá bị bệnh
- Biếng ăn: cá bị bệnh thường biếng ăn hoặc ăn ít
- Tiết ra nhiều chất nhờn trên mình: đây là triệu chứng phổ biến của cá bị bệnh

 

 

Các bệnh thường gặp và cách điều trị
Bệnh xoăn mang (kênh mang)
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan: Bể cá thiết kế chiều dài bể nhỏ hơn 3 lần chiều dài cơ thể của cá, tối thiểu là khi con cá trưởng thành thì chiều dài của bể phải gấp 3 chiều dài con cá, chiều rộng bằng chiều dài cá, chiều cao bằng chiều dài cá. Và máy lọc hoạt động tốt. 
- Nguyên nhân chủ quan: Đối với cá Rồng việc thiếu chăm sóc, nhiễm bẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá. Việc không thay nước thường xuyên khiến cho lượng nitrat, amoniac trong nước tăng cao lượng oxi giảm nên dẫn tới việc thở của cá khó khăn, nhất là việc lượng cả trong bể dày đặc. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên.
Triệu chứng:
Trong giai đoạn đầu thì cá thở gấp, mang mở đóng không êm ái. Về sau lớp viền mang cá ở rộng, phơi bày những cơ cấu ở trong mang. Về sau thì lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Việc này làm cho con cá khó thở nên kém ăn và quan trọng là làm mất đi vẻ đẹp của con cá, mất giá trị kinh tế của cá.
Điều trị:
Quan sát kĩ và nắm được cá triệu chứng khi cá bị mắc bệnh nếu phát hiện có triệu chứng thì phải chữa ngay đừng để cá bị quá nặng.
Thay đổi khoảng 20% nước mỗi ngày tăng cười sửi khí trong bể nếu cần thiết có thể sực khí oxi vào bể, cố gắng duy trì độ pH của nước trong bể khoảng 6.5 và cho khoảng 200gram/ 100 lít nước. Nếu thêm nước đã được ngâm lá bàng khô đổ vào bể thì triệu chứng bệnh của cá sẽ giảm nhanh đáng kể ngay cả khi lớp mang mỏng hơn bị xoăn.
Nếu trường hợp lớp viền mang bị xoăn nhiều thì sẽ phải cắt bỏ lớp mang đó đi và có chết độ chăm sóc đặc biệt thì lớp mang đó có thể sẽ mọc lại và đẹp như cũ.



Bệnh xù vây
Thường xảy ra ở những cá nhỏ và cá yếu. Bệnh này thường hay xuất hiện vào mùa thu và mùa đông.
Nguyên nhân:
Bệnh chủ yếu là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường nước quá bẩn và nghèo oxy.
Triệu chứng:
Thời tiết thay đổi đột ngột.
Cá bỏ ăn
Cọ mình vào đáy bể, thành bể, Các vẩy cá bị xù lên đặc biệt là phần trên lưng, nếu bị nặng thì phần lớn thân mình sẽ bị xù vảy, mắt hơi lồi ra. Khi mới chớm thì phát hiện rất khó, khi có sự nghi ngờ thì nên lấy đèn pin soi ngược từ đuôi lên đồi thì sẽ dễ nhìn thấy những vảy kênh lên so với các vảy khác.
Điều trị:
Bệnh khi phát hiện thì chữa trị càng sớm càng tốt, đẩy nhiệt độ và duy trì nhiệt độ khoảng 30-32oC, bổ xung thêm muối vào với tỉ lệ từ 0.2%-0.3%/ 100 lít nước. Đồng thời nếu nặng có thể tìm mua loại thuốc chuyên cho cá Rồng. Truy cập vào Thức ăn cho Cá để có thể mua được loại thuốc phù hợp với bệnh của cá Rồng nhé.


Bệnh sình bụng
Nguyên nhân:
Do nước bị quá bẩn và cho ăn uống những loại thức ăn không đảm bảo. Vì vậy khi mua thức ăn cho cá phải lực chọn kỹ càng đồng thời phải có chỗ để chức thức ăn tốt. 
Tránh cho cá ăn quá nhiều vì khi cá không tiêu sẽ gây ra viêm ruột làm ruột của cá. Cho ăn tôm thì nên bóc cả đầu và râu trước khi cho vào bể vì đầu tôm có 1 cây kiếm có thể đăm thủng ruột cá. Nếu cho ăn dế, gián, châu chấu thì nên bỏ càng và chân tránh hiện tượng hóc.
Nếu cho cá Rồng ăn động vật thì phải còn phải sống, tránh cho ăn động vật chết. Nếu ăn thức ăn đông lạnh thì phải rã đông cẩn thận. 
* Bệnh này khó gặp nhưng một khi đã mắc phải thì khó chữa và khả năng cá Rồng không cứu chữa được.
Triệu chứng:
Cá Rồng bỏ ăn
Bụng phình to hơn bình thường
Bơi lội chậm chạp và lờ đờ
Trường hợp nặng thì sẽ bị dựng đầu hoặc đuôi lên trời và hậu môn hơi bị lòi ra ngoài và tiết ra dịch nhờn.
Điều trị:
Thay 1/3 lượng nước, tăng cường sục oxy, tăng lượng muối và duy trì nhiệt độ ở 30oC và có thể thêm một lượng metronidazol rồi theo dõi, sau 24 giờ chưa thấy chuyển biến gì thì đánh thuốc mê bắt cá ra ngoài rồi lấy dung dịch metronidazol pha loãng bơm thẳng thuốc vào miệng cá, sau đó theo dõi phải ứng của cá sau một ngày nêsu không tiến triển gì thì nên mang cá đi phóng sinh không để cá chết trong nhà.
 

Bệnh đốm trắng
Nguyên nhân:
Bệnh này rất hay gặp đối với tất cả các loại cá cảnh chứ không rieng gì cá Rồng, bệnh hay xảy ra khi nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục, nhiệt độ xuống thấp hơn 25oC, và rất hay gặp lúc giao mùa vì lusvc này là điều kiện lý tưởng sinh ra loại nấm gây cho cá.
Triệu chứng:
Nước trong bể bị đục bất thường, mình cá hiện nhiều nốt trắng, cá bơi hay bị giật mình và cọ sát vào thành bể, cá ăn rất kém,...trường hợp nặng thì trên vây cá có những điểm trắng như những u nang, gây ra cụt vây. Nếu không chữa kịp thời để các nốt trắng ăn lên đầu vào mang thì gây nguy hiểm cao cho cá.
Điều trị:
Cá bị bệnh này rất dễ phát hiện. Vì vậy khi thấy cá bị bệnh phải khẩn trương thay khoảng 30% nước và tăng nhiệt độ lên khoảng 32oC và giữ nhiệt độ này ổn định trong suốt thời gian chữa cá, cho thêm muối khoảng 0.2%-0.3%/ 100 lít nước, và ngày nào cũng phải thay nước khoảng 10% nước trong bể, trong trường hợp nhẹ thì cá tự khỏi, nếu nặng thf ta sẽ phải dùng đến thuốc đặc trị bệnh đốm trắng cho cá Rồng. Tìm mua tại Thức ăn cho Cá loại thuốc đặc trị đốm trắng cho cá Rồng.


 

Bệnh mờ mắt
Nguyên nhân:
Bệnh này khá phổ biển ở nhiều loại cá. Với cá Rồng thì từ to đến bé đều có khả năng bị mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do nước không được thay thường xuyên, lượng amoniac và nitrat quá nhiều. Vì khuẩn gây bệnh có hình nón bám vào tròng mắt làm viêm, tạo ra một lớp quầng màu trắng phủ lấy tròng mắt. Nếu không được chữa trị cá sẽ bị hỏng mắt hoàn toàn. Bệnh này rất dễ chữa nếu phát hiện sớm.
Triệu chứng:
Mất nhìn như có một lớp quầng trắng bao phủ con ngươi của cá Rồng.
Điều trị:
Tăng lượng muối trong bể giữ nhiệt độ nước khoảng 29-32oC. Có thể dùng tetraxilin hay metrondazol với liều lượng 500mg/ 50 lít nước. Duy trình nước đều đặn 1 lần/ ngày mỗi lần 20% lượng nước trong bể, nếu thời tiết có nhiệt độ thay đổi liên tục thì không nên thay nước mà có thể để 48 tiếng thay nước và cho thêm ½ lượng thuốc như trên.
 

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn