E : contact@thucanchoca.com | Hotline : 0919 696 168

CALL US:

Sơ lược về Cá Xiêm


CÁ XIÊM (LIA THIA – BETTA SPLENDENS)

GIỚI THIỆU
Tên khoa học: Bera Spleaens Regan.
Tiếng anh: Betta hay Siamese Fighting Fish
Nguồn gốc: là một loài cá sống ở vùng nhiệt đới, nhưng chỉ được tìm thất nhiều ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á: Nam Thái Lan, Campuchia, đồng bằng nam Bộ, Việt Nam, Malaysia, Indonesia.
Cá xiêm (Betta fish) có nhiều  màu sắc và hình dáng rất đẹp, tùy theo chủng loại, cá có màu xanh da trời, xanh lam, đổ cam, vàng, bạch tạng, hoặc pha các màu lẫn lộn, tuy nhiên những loại cá thuần hóa thường có màu sắc sặc sỡ hơn cá hoang dã, ngoài ra Cá xiêm (Betta fish) là một trong những loại cá đá được ưa thích nhất.

Tìm hiểu rõ hơn về phân loại cá Xiêm (Betta fish)


Cá xiêm (Betta fish) là loài cá cực kỳ hiếu chiến, sau khi đã tách bầy, không thể ở gần nhau. Gặp nhau là chúng phải phân tài cao thấp ngay lập tức và con nào yếu sức hơn, kém gan lì hơn phải bỏ chạy, tập tính này phát triển thành một đặc tính thường xuyên ở loài các này, không phụ thuộc vào thời kỳ giao phối hay không. Chính tập tính này đã hấp dẫn con người và họ đã thuần hóa chúng biến chúng thành vật nuôi và gián tiếp giúp bỏa tồn giống nòi của chúng trong môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên, giống cá thia thia hoang dã đang ngày càng mai một dần.

  • Cách phân biệt giữa cá xiêm và cá hoflmoon
  • Cá Xiêm gồm: cá xiêm đá, cá xiêm tàu, hai loại này đuôi ngắn, còn cá phướng đuôi dài
  • Cá hoflmoon là thế hệ lai tạo sau của cá phướng, cá hoflmoon đuôi dài tròn đẹp hơn, sinh sản: từng cặp, có thể lai tạo đuôi dài và đuôi ngắn với nhau.

 

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN CÁ SINH SẢN
Cá xiêm (Betta fish)  sinh sản trong môi trường nước có nhiệt độ từ 26-28, pH=7, dH=10, khi cá con sinh ra, nước phải giữ sạch, hồ thoáng rộng.
Chọn những con cá đực lớn, đẹp, khỏe mạnh, cá cái có bụng trứng to, cho sinh sản theo từng cặp, cặp cá được chọn đem thả vào hủ sành thoáng rộng có dung tích khoảng 3 lít nước,  trong hủ cho rong, bào nổi trên mặt nước dể cá cái có nơi ẩn nấp trong sự rượt đuổi của cá đực, sau vài giờ rượt đuổi cá đực bắt đầu phun bọt làm tổ ở mặt nước, rồi ve vãn kế đến là sự giao phối và trứng được tập trung vào đám bọt.
Mỗi lứa cá mái đẻ từ 100-500 trứng tùy theo dộ lớn và tình trạng nuôi và sức khỏe của cá mái, trứng sẽ nở tốt sau 30 giờ.
Khi cá cái đẻ xong, tách cá cái ra riêng, cá đực sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc trứng và nuôi con, khi cá con được một tháng tuổi thả vào hồ rộng để chúng mau tăng trưởng.
Cá mẹ sau khi sinh sản khoảng 1 tháng, có thể cho sinh trở lại.

Tìm hiểu rõ hơn về: Quá trình sinh sản của cá Xiêm

THỨC ĂN CHO CÁ
Thức ăn cho cá mẹ chủ là lăng quăng và mồi sống.
Thức ăn cho cá con: sau 7-10 ngày có thể cho ăn bo bo, actemia.
Có thể lựa chọn thức ăn dạng viên cho cá giúp cá lên màu và tăng trưởng tốt. Đến với Thức ăn cho cá để tìm mua được loại thức ăn phù hợp nhé!

Tìm hiểu rõ hơn về: Thức Ăn cho Cá Xiêm

CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁ XIÊM (CÁ ĐÁ)
Căng thẳng là một trong những bệnh chính của cá xiêm (Betta fish). Căng thẳng xuất phát từ sự thay đổi thất thường của thời tiết và việc điều hành phòng nuôi kém. Sau đây là những nguyên nhân gây bệnh chính ở cá xiêm (Betta fish):
Thời tiết thất thường: Các bệnh liên quan gồm bệnh đốm trăng và bệnh nấm.
Huấn luyện quá nặng: Bệnh xuất hiện sua thời kì huấn luyện quá độ, bệnh nấm saprolegnia phát sinh và thâm nhập vào những vết thương trong khi huấn luyện, thường là mắt và miệng.
Thay đổi môi trường quá nhiều: có nghĩa là thay đổi vị tró quá nhiều dù là ngay trong một phòng nuôi cá. Cá có thể bị căng thẳng khi được thả vào môi trường mới chẳng hạn như nước mới, lọ mới,… một khi cá cảm thấy căng thẳng, hệ thống miễm nhiễm của nó bị suy giảm và cá dễ bị nhiễm bệnh.
Cá mái sử dụng để huấn luyện: Là một trong những nguyên nhân gây bệnh chính. Cá đực đuổi và cắn cá mái làm nó bị thương và dễ nhiễm bệnh. Khi đem cá mái về hồ nuôi chung, nó có thể truyền bệnh hay nhiễm bệnh từ những con cá mái khác từ bệnh đó lây truyền toàn bộ phòng nuôi cá.
Các vật thể thả trong lọ: Như lá bàng khô hay rong có thể là trung gian truyền bệnh. Chúng phải được rửa sạch bằng nước máy khi bỏ vào lọ. Lá bàng nên được phơi nắng cho đến khi khô hẳn. Rong nên giữ yên ở một lọ trong một hai tuần trước khi bị bỏ đi vì mục. Lá mục là nguồn nuôi dưỡng và phát sinh các vi khuẩn gây bệnh, vợt và muỗng cũng là nguồn lây bệnh và nên được phơi khô mỗi tuần một lần.
Bệnh cá là một trong những nguyên nhân chính là cá đá thua, miijt khi cá bị bệnh, nó sẽ yếu đi và không bao giờ hồi phục lại được như cũ. Vì thế tốt nhất ta nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh:. Một số dược liệu sau có tác dụng phòng bệnh gồm:

  • Dung dịch Acriflavine 0.1%. Dùng để ngâm cá vừa thi đấu xong với liều lượng khoảng 2 giọt/5cc như hướng dẫn.
  • Methylene blue: có tác dụng chống nấm và vi khuẩn.
  • Dung dịch đa sinh tố: sử dụng một giọt/1 lít như hướng dẫn. Sinh tố rất cần thiết cho cá trong giai đoạn huấn luyện, cá sẽ tiêu thụ rất nhiều sinh tố và khoáng chất để tăng cường cơ bắp và duy trì thể trạng.
  • Muối: dùng muối làm mềm nước và tăng cường chất khoáng.
  • Lá bàng khô (Terminalia Catappa) hay các loại dược thảo khác. Đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực nuôi cá đá. Nó được sử dụng để kháng viêm, phục hồi sinh lực và chữa lành các vết thương của cá. Nó chữa chứng sưng mắt một cách hiệu quả nhưng phải dùng với liều lượng cao làm nước có màu nâu sậm. chỉ cần sau từ 3-5 ngày là mắt cá sẽ trở lại bình thường. Trong chậu cho cá đẻ, nó làm cho nước có dộ acid khoảng 6opH hoặc hơn. Thực tế cho thấy trong điều kiện như vậy tử lệ các đực trong bầy tăng lên rất nhiều.
  • Lá chuối khô: Có công dụng tương tự như lá bàng khô nhưng tác dụng yếu hơn mặc dù nó cũng rất tốt để chữa trị chứng sưng mắt. Mục đích chính của việc sử dụng lá chuối khô là để làm mềm nước, điều kiện phù hợp cho cá đá. Ta có thể tước lá thành những mảnh dài để cá có thể trú ẩn một cách dễ dàng trong lọ nuôi.
  • Đất sét: Sử dụng đất sét phơi khô để làm mềm nước và tăng cường sinh lực cho những con cá sống trong lọ quá lâu ngày. Nó cũng rất tốt vào mùa đông vì đất sét bám vào người cá giống như tắm chắn mỏng giúp cá chống lạnh. Nhà lai tạo cũng cho đất sét vào hồ để cung cấp các vi sinh vật làm thức ăn cho cá con được vài tuần tuổi.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn